Lý thuyết DOW, nền tảng của Phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow đã tồn tại trên thị trường chứng khoán thế giới gần 100 năm, là một nền móng quan trọng của PHÂN TÍCH KỸ THUẬT. Các nguyên tắc của lý thuyết này giúp các nhà giao dịch hiểu thị trường tốt hơn và xác định biến động giá và khối lượng chính xác hơn. LÝ THUYẾT DOW được đưa ra bởi Charles Dow nhiều năm trước, thậm chí trước khi biểu đồ hình nến được phát minh. Về cơ bản, Lý thuyết Dow Jones cho rằng thị trường di chuyển theo xu hướng. Và hiểu được lý thuyết này có thể giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường, để họ có thể đưa ra các quyết định giao dịch thông minh hơn.

Lý thuyết Dow là gì? 

Lý thuyết Dow là một tập hợp sáu nguyên tắc hoặc nguyên lý cơ bản giải thích cách thị trường chứng khoán vận động. Sáu nguyên lý này lần đầu tiên được đưa ra và xuất bản trong một loạt các bài xã luận mà Charles Dow đã viết từ những năm 1900 đến 1902 trên Wall Street Journal. Tuy nhiên, nó chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi ông qua đời, nhờ những nỗ lực của William Hamilton, George Schaefer và Robert Rhea, những người đã biên soạn nó và trình bày nó thành Lý thuyết Dow.

Lý thuyết tài chính này là một phần không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật thời hiện đại. Trên thực tế, các khái niệm như xu hướng tăng, xu hướng giảm, mức hỗ trợ và mức kháng cự được bắt nguồn từ Lý thuyết Dow.

Lý thuyết Dow cũng là lý thuyết đầu tiên xác định rằng thị trường chứng khoán di chuyển theo xu hướng (xu thế) với nhiều giai đoạn khác nhau cho mỗi xu hướng. Nó phác thảo rõ ràng các xu hướng khác nhau mà thị trường chứng khoán thường có xu hướng trải qua – xu hướng chính, xu hướng phụ và xu hướng nhỏ. Và đối với mỗi xu hướng, có ba giai đoạn sau – giai đoạn tích lũy, giai đoạn bùng nổ và giai đoạn phân phối.

Lý thuyết Dow là một khái niệm đơn giản bao gồm sáu nguyên lý cơ bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về lý thuyết Dow trong phần chi tiết sau.

Nguyên lý 1: Thị trường thể hiện tất cả

Theo nguyên lý này, thị trường đã phản ánh tất cả các thông tin sẵn có. Mọi thứ cần biết đều đã được phản ánh trên thị trường thông qua giá cả. Giá đại diện cho tổng tất cả hy vọng, nỗi sợ hãi và mong đợi của tất cả những người tham gia. Biến động lãi suất, kỳ vọng thu nhập, dự báo doanh thu, tin tức chính trị, sáng kiến sản phẩm và tất cả những thứ khác đều đã được định giá trên thị trường. Điều bất ngờ có thể sẽ xảy ra, nhưng thông thường điều này sẽ chỉ ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn. Xu hướng chính sẽ không bị ảnh hưởng. Các nhà giao dịch có thể nghiên cứu các biến động giá này để hiểu thị trường có thể sẽ biến động như thế nào trong tương lai gần.

Nguyên lý 2: Ba xu thế của thị trường

Theo Charles Dow thị trường luôn có 3 xu thế chính với 3 cấp. Mỗi xu thế có những đặc điểm riêng.

Cấp 1: Xu thế chính: Đây là xu thế được nhà đầu tư quan tâm nhất và có thời gian dài nhất, thường từ 1 cho đến 3 năm và được chia thành 2 nhóm là xu thế tăng và xu thế giảm. Rất khó dự đoán được xu thế chính và không có cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có thể thao túng được xu thế này.

Cấp 2: Xu thế phụ: Thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Xu thế phụ luôn có xu hướng đi ngược lại xu thế chính. 

Cấp 3: Xu thế nhỏ: Thời gian kéo dài xu thế thường không quá 3 tuần và có xu hướng đi ngược lại xu thế phụ.

Xu thế cấp 2 và cấp 3 thường biểu hiện không quá rõ ràng và dễ bị nhiễu. Nếu nhà đầu tư quá quan tâm đến xu thế cấp 2 và

3, ít để ý đến xu thế cấp 1 sẽ rất dễ bỏ lỡ cơ hội đầu tu lớn trong dài hạn.

Nguyên lý 3: Xu hướng thị trường có ba giai đoạn

Xu hướng chính của thị trường chứng khoán thường có 3 giai đoạn phát triển. 

Đối với xu hướng tăng, có 3 giai đoạn bao gồm:

– Giai đoạn tích luỹ: Trong giai đoạn này, thị trường biến động chậm và gần như không thay đổi. Giai đoạn này thường nằm ở cuối xu thế giảm, giá tài sản ở thời điểm này tương đối thấp. Giai đoạn này khó nhận biết, nên nhà đầu tư khó lòng nhận ra xu thế giảm đã thực sự kết thúc hay chưa.

– Giai đoạn bùng nổ: Giai đoạn giá cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh, các nhà đầu tư tiến hành mua vào và chờ thời cơ bùng nổ. 

– Giai đoạn quá độ: Giai đoạn thị trường đã đạt đến mức tăng cao nhất và bắt đầu yếu dần. Một số nhà đầu tư có nhu cầu bán dần cổ phiếu, thị trường bắt đầu xu hướng giảm.

3 giai đoạn của xu hướng giảm:

– Giai đoạn phân phối: Xu hướng giảm bắt đầu khi nhà đầu tư tiếp tục mua vào bởi tin rằng giá tiếp tục tăng nhưng không biết thực tế mình đang đu đỉnh.

– Giai đoạn tuyệt vọng: Thời điểm nhiều tin xấu được tung ra khiến nhà đầu tư rơi vào trạng thái hoang mang và tìm cách bán tháo.

– Giai đoạn sụp đổ: Giai đoạn thị trường xám xịt, nhà đầu tư bán tháo khiến cho giá tuột dốc không phanh. Lúc này, giai đoạn tích lũy bắt đầu và lặp lại xu hướng mới.

Nguyên lý 4: Các chỉ số phải xác định lẫn nhau

Để xác định rằng một xu hướng đã được thiết lập, điều cần thiết là tất cả các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau. Vì vậy, chuyển động của một chỉ số phải khớp với chuyển động của tất cả các chỉ số khác trên thị trường. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể dán nhãn thị trường là tăng hay giảm, tùy từng trường hợp.

Ví dụ: giả sử VNINDEX chủ yếu di chuyển theo hướng tăng, nhưng HNX30, VNI100, VNI Midcap và nhiều chỉ số khác trên thị trường chủ yếu đi xuống. Trong trường hợp này, sẽ không đúng khi phân loại thị trường là giảm giá (đi xuống). Chỉ khi tất cả các chỉ số di chuyển theo cùng một hướng, bạn mới có thể xác định xu hướng một cách cụ thể, theo Lý thuyết Dow.

Nguyên lý 5: Khối lượng giao dịch phải phù hợp với xu hướng giá cả

Theo nguyên lý này, bất kỳ xu hướng chính nào trên thị trường, dù tăng hay giảm, đều phải được hỗ trợ bởi sự gia tăng tương ứng của khối lượng giao dịch. Để làm rõ hơn, hãy lấy ví dụ về một giai đoạn thị trường mà giá đang tăng. Để phân loại đây là thị trường chủ yếu tăng giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá đi lên (vì đây là xu hướng chính) và giảm khi giá đi xuống (vì đây là xu hướng thứ cấp). Nói cách khác, nhiều giao dịch nên theo xu hướng tăng chính hơn là xu hướng giảm thứ cấp.

Ngược lại, hãy xem một thị trường mà giá đang giảm. Ở đây, để phân loại đây là thị trường chủ yếu giảm giá, khối lượng giao dịch nên tăng khi giá đi xuống (vì đây là xu hướng chính) và giảm khi giá tăng (vì đây là xu hướng thứ cấp). Nói cách khác, nhiều giao dịch nên theo xu hướng giảm chính hơn là xu hướng tăng thứ cấp.

Nguyên lý 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều

Charles Dow nhận ra rằng rất dễ nhầm lẫn giữa xu hướng thứ cấp với xu hướng đảo chiều. Điều này là do cả hai biến động giá này đều di chuyển theo hướng ngược lại với xu hướng chính. Ví dụ, giả sử thị trường bây giờ chủ yếu là giảm giá (hoặc giảm xuống). Sự tăng giá tạm thời có vẻ giống như một sự đảo chiều xu hướng. Nhưng một lần nữa, nó cũng có thể chỉ là một xu hướng thứ cấp. Vì vậy, theo như Lý thuyết Dow, bạn sẽ phải tiếp tục coi thị trường là giảm giá ngay cả khi có xu hướng tăng tạm thời cho đến khi rõ ràng rằng xu hướng tăng được thiết lập. Trong trường hợp đó, nó sẽ là một sự đảo ngược xu hướng, làm cho thị trường tăng giá.

Lý thuyết Dow hữu ích như thế nào?

Lý thuyết Dow chủ yếu giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường với độ chính xác cao hơn, vì vậy bạn có thể tận dụng các điểm hành động giá tiềm năng. Nó cũng giúp các nhà đầu tư hành động một cách thận trọng và không đi ngược lại xu hướng thị trường. Và trên hết, Lý thuyết Dow nhấn mạnh tầm quan trọng của giá đóng cửa như một chỉ báo tốt về tâm lý chung của thị trường.

Theo giả định của lý thuyết Dow trong suốt bất kỳ ngày giao dịch nào, các giao dịch có thể diễn ra ở khắp nơi. Nhưng khi giờ đóng cửa đến gần, hầu hết những người tham gia thị trường sẽ muốn tuân theo xu hướng. Theo đó, giá đóng cửa của một cổ phiếu thể hiện phản ứng của các nhà đầu tư ngay khi ngày giao dịch kết thúc. Điều này có thể cung cấp cho bạn nhiều cái nhìn sâu sắc về nơi thị trường chung đang hướng đến. Với những thông tin đầu vào này, thậm chí bạn có thể phát triển các chiến lược giao dịch Dow giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt.

Hạn chế của lý thuyết Dow là gì?

Mặc dù lý thuyết Dow đã đưa ra rất nhiều nguyên lý hỗ trợ nhà đầu tư trong việc nắm bắt nhanh thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt, nhưng nó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể đó là:

– Lý thuyết Dow có độ trễ lớn: Trong khi thị trường chứng khoán biến động liên tục tính theo giây, theo phút thì lý thuyết này lại gặp phải hạn chế về độ trễ của thông tin. Điều này phản ánh rằng nếu như nhà đầu tư cứ nhất quyết tuân thủ đúng theo các nguyên lý cứng nhắc phía trên, thì có khả năng bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận ở giai đoạn đầu cũng như giai đoạn cuối của biến động.

– Không phải lúc nào lý thuyết Dow cũng chính xác: Còn tùy theo tình hình thực tế trên thị trường cũng như khả năng phân tích của nhà giao dịch mà lý thuyết Dow có thể chính xác hoặc không.

– Lý thuyết Dow không giúp được các nhà đầu tư nếu có biến động trung gian: Lý thuyết này hầu như không cung cấp bất cứ dấu hiệu nào cho sự thay đổi trong các biến động trung gian.

Share this post :
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bắt đầu tham gia khoá học miễn phí

Kiến thức luôn là cần thiết