Viết cho các Trader

Discussing new trading application

Phần lớn các trader luôn thua trong giao dịch tài chính, có đến 80% là thua lỗ, có thể đến 95% là thua hoặc hòa. Tỉ lệ này do quy luật và rất thực tế, mình ko đi sâu về tỉ lệ này nhiều.

Điều đáng nói là khi trader giao dịch thua lỗ, các trader luôn có thói quen xấu là đổ lỗi sự thất bại của mình cho market, cho nhà cái, cho MM, cho chính phủ, vv … các yếu tố ngoại cảnh khác. đây là hành vi thiếu trách nhiệm, có thể nói là hèn và khi các trết đơ còn chưa chịu trách nhiệm cho hành động của mình từ đời sống đến trading thì rất khó để thành công và kiếm được tiền từ thị trường.

Bước đầu tiên để thành công trong trading là chịu trách nhiệm cho chính tư tưởng, hành vi của bản thân mình.

Khi chịu trách nhiệm về bản thân, trader sẽ hiểu rõ các nguyên nhân thất bại đều đến từ mình và sáng suốt thay đổi các thói quen xấu, biến mình trở nên xuất sắc hơn, chiến thắng và thành công.

Trading là cuộc marathon.

Việc để kiếm tiền và thành công trong trading, chúng ta cần đảm bảo không thất bại và mắc sai lầm trước tiên.

Vậy đâu là các nguyên nhân chủ yếu khiến đa số các trết đơ thất bại, cùng tìm hiểu nhé.

Thiếu kỉ luật và nhất quán.

Kỉ luật hay sự nhất quán đơn giản là thực hiện những gì đã nghĩ, đã nói.

Bạn có những ý tưởng, có những kế hoạch, mục tiêu nhưng bạn không thực hiện các bước như đúng kế hoạch, mục tiêu thì tất cả những thứ đó không có ý nghĩa gì.

Trong trading cũng vậy, bạn có kế hoạch hợp lý, một hệ thống giao dịch tốt mà bạn không kỉ luật, nhất quán tuân thủ thì bạn đang không kỉ luật và lúc này cảm xúc của bạn sẽ lất át bạn trong hành động. mà bạn biết đấy, cảm xúc rất mạnh mẽ thúc đẩy hành động cực nhanh, nó chiếm lấy ý chí, tâm trí sáng suốt của bạn dần dần bạn mất kiểm soát hành vi của mình, bị cuốn theo cơn sóng cảm xúc, như cơn sóng của thị trường, bạn trở thành con bạc khi bạn giao dịch theo cảm xúc của bản thân, bạn sớm muộn say sóng cho đến khi hết sạch tiền và thất bại hoàn toàn.

Vì vậy sự kỉ luật và nhất quán là yếu tố tiên quyết trong khi tham gia thị trường hoặc bất kì lĩnh vực kinh doanh nào khác.

Thiếu kiên nhẫn.

Bạn đã vào lệnh, bạn đang chờ tín hiệu để vào hay ra lệnh và bạn cần các yếu tố, chỉ báo, thông số, điều kiện thị trường thỏa mãn hệ thống giao dịch riêng của bạn để hành động nhưng bạn không đủ kiên nhẫn để tuân theo và bạn gục gã bởi cảm xúc tham lam, sợ hãi mất tiền.

Thiếu quản lý rủi ro/ vốn.

Để kiếm được tiền, có lợi nhuận trên thị trường thì việc đầu tiên là bạn cần giữ được tiền của mình, bảo vệ tiền của mình. xác định điểm đặt stoploss là việc bạn chịu mất tiền trong trường hợp bạn sai. rất nhiều các trader rơi vào gồng lỗ khi không chịu đặt stoploss, nhất là các nhà giao dịch mới bước vào thị trường, tôi cũng như vậy. việc gồng lỗ về tâm lý đó là việc trader không chấp nhận mình sai, đây là lỗi tâm lý rất nặng và khó thay đổi vì nó liên quan đến bản ngã, cái tôi của trader. khi các trader chấp nhận mình sai với cú trade là bước tiến rất lớn trên hành trình chiến thắng bản thân.

Chắc hẳn rất nhiều trader luôn gồng lỗ thì rất giỏi mà gồng lãi thì rất kém, về sâu xa đó chính là nỗi sợ mất tiền và sự tham lam.

Tôi từng nhớ về việc tháo sl, để hy vọng giá hồi lên, giảm số tiền mình mất đi và khi giá hồi lên thì lại hy vọng về entry. sau khi về entry lại kỳ vọng mình có lãi, đạt tp, nhưng đó là những diễn biến của cảm xúc. thực tế market không như cơn sóng cảm xúc trong tâm trí. bởi vì trader đang trong trạng thái của dòng chảy cảm xúc. sự khách quan của thị trường, trader hoàn toàn không thấy, lí trí gần như mê mờ, khiến cho việc cắt lỗ, tuân thủ kỉ luật hoàn toàn không diễn ra. và kết quả sau khi hồi lên 1 đoạn, giá cắm xuyên thủng các hỗ trợ và việc tháo sl không khác gì bạn chịu thêm rủi ro, bạn chịu mất thêm tiền mà không có sự kiểm soát.

Để quản lý rủi ro bạn cần chấp nhận số tiền mình mất khi tham gia thị trường, chấp nhận số tiền mất trong từng cú trade, luôn nhớ đặt sl khi vào lệnh. việc bạn quên đặt sl là lỗi rất ngớ ngẩn và không xảy ra ở 1 nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Tâm lý FOMO.

Đây cũng là tâm lý hầu hết trader và mọi người, rất dễ nhận thấy trong cuộc sống thường ngày.

Fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ, mất cơ hội.

Tâm lý thiếu thốn bên trong, có niềm tin khan hiếm điều gì đó, cái gì đó khiến cho con người luôn có nhu cầu nấp đầy sự thiếu thốn và bổ sung cho sự khan hiếm. vì vậy những người tạo ra cuộc chơi đưa ra các thông tin về sự khan hiếm.

Nếu như 1 trader có sự đủ đầy, có niềm tin rằng luôn có cơ hội cho mình vào lệnh và kiếm được lợi nhuận thì khi thị trường chưa đủ điều kiện, chưa rõ ràng xu hướng, nhất đinh trader đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội và không nóng vội lao vào thị trường.

Có thể thấy những cú bull, bear trap đã lấy sạch tiền của những trader nóng vội và fomo như thế nào.

Tham lam và sợ hãi.

Đây có thể coi là nguyên nhân khởi phát cho tất cả những thất bại, thua lỗ của chúng ta và các trader khi tham gia thị trường.

Đã là con người thì việc có tham lam và nỗi sợ là tâm trí thường tình. Nhưng nếu chúng ta làm chủ hoặc loại bỏ nó thì chắc chắn 1 điều nó ta sẽ chiến thắng và thành công trong giao dịch, loại bỏ thì chắc là các bậc thánh, nhưng phàm là người thì làm chủ lòng tham là được. khi làm chủ ta biến là thành biết đủ. Các cú trade luôn nhẹ nhàng hoặc thoải mái. tôi từng được huấn luyện 1 cú trade luôn đặt RR = 1 dù bất kì sóng có chạy tiếp, hoặc nhiều tháng trời không vào lệnh mặc dù vẫn theo dõi thị trường.

Nỗi sợ mất tiền dễ thấy điều này trong các hành vi của các trader như giá chưa chạy đến sl đã cắt lỗ, vừa cắt lỗ xong thì giá chạy đúng hướng và vượt qua TP. Hay giá đang đà lên TP, số tiền lãi lớn vượt qua mức chịu đựng tâm lý, liền bấm vội chốt lời, ngay sau đó giá tiếp tục chạy và đi xa hơn và xảy ra tâm lý tiếc nuối. Và tâm lý tiếc nuối này là 1 dấu ấn trong tâm trí, cho đến trải nghiệm sau, trader tự tin tiếp tục gồng lời thêm (cảm xúc tham lam xuất hiện và sự tự tin thái quá) nhưng đến lúc thị trường giảm giá, trader lại vẫn tin chỉ là điều chỉnh và kỳ vọng giá tăng và khi giá giảm không chấp nhận mình sai, để giá giảm về entry (cho là đã rời sl về entry đi chăng nữa) thì lúc này 1 dấu ấn tức giận được sinh ra do không có lợi nhuận, tham lam kéo theo tức giận và khi tức giận trader rất có thể hành động vào tiếp lệnh bán hoặc mua lại. Lúc này, thông tin thị trường đã thay đổi, nhận định thị trường của trader thì vẫn cố định, điều gì xảy ra khi giao dịch không đúng với thị trường thì các trader chắc đã biết.

Cảm xúc là thứ khiến cho các trader luôn hành xử bản năng nhất. Dù là tham lam, hay sợ hãi xảy ra. nếu các trader không nhận ra mình có cảm xúc và đang thúc đẩy mình hành động thì dẫn đến việc hành động theo cảm xúc. khi đó chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy bất tận và luân hồi, cảm xúc kèm sự kiện thông tin diễn ra khiến dấu ấn trong tâm trí rất rõ nét. Điều này dẫn đến ảnh hưởng trong những trải nghiệm tiếp theo.

Nói về thị trường, thị trường luôn biến đổi, là 1 dòng chảy không ngừng nghỉ. Mỗi cú trade đều là riêng biệt, trải nghiệm tại thời điểm đó và nó luôn tạo ra cảm xúc cho trader, điều này không thể tránh. Điều các trader cần là nhận ra cảm xúc và làm chủ nó để không ảnh hưởng đến việc quan sát và nhận định thị trường. Khi đã làm chủ cảm xúc, chúng ta chỉ cần tuân thủ đúng kế hoạch, đúng hệ thống, quản trị rủi ro, vốn mà chúng ta có thì trader sẽ chiến thắng đều trong thị trường.

Trong bài viết, tôi đã chia sẻ các nguyên nhân chính khiến các trader thua lỗ, còn rất nhiều các nguyên nhân khác nữa mà trader mắc phải. Đã xác định mình là trader thì việc mắc lỗi và thất bại là điều thường, quan trọng là chúng ta có nhận ra và sửa sai những lỗi lầm để đưa chúng ta đến lợi nhuận và chiến thắng hay không đều do cá nhân trader quyết định. Bản thân tôi thấy rằng việc trader tham gia giao dịch như lao vào cuộc chiến với chính bản thân mình chứ không phải market hay trader khác nên là trader hãy rèn luyện cho mình một nội lực vững vàng, tâm trí sáng suốt, luôn giữ chắc việc quản lý vốn và tạo cho mình một hệ thống giao dịch.

Chúc bạn thành công!

– Tùng Lâm –

Share this post :
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bắt đầu tham gia khoá học miễn phí

Kiến thức luôn là cần thiết